Hội thảo tổng kết nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam”

Trong thời gian từ ngày 17/02 – 20/02/2025, hội thảo tổng kết Nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam” (MRI Việt Nam) đã được tổ chức tại Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (IO-VAST) tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là Nhiệm vụ nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Tài nguyên Biển (MRI) của chính phủ Úc, do Viện Khoa học Biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương học hợp tác thực hiện từ tháng 10/2023. Hội thảo gồm 2 phần: Tập huấn nâng cao, hướng dẫn các nhà quản lý các Khu Bảo tồn biển (KBTB) sử dụng cơ sở dữ liệu ReefCloud để làm báo cáo và truyền thông, được tổ chức trong 2 ngày 17-18/02/2025 với sự tham dự của 19 học viên; và Hội thảo tổng kết Nhiệm vụ, tổ chức từ ngày 19 – 21/02/2025 với sự tham dự của 34 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách từ các bộ ngành và các nhà khoa học Việt Nam.

Các học viên tại hội thảo tập huấn
Các học viên tại hội thảo tập huấn

Tham dự Hội thảo tổng kết, đại diện phía Úc có bà Eleanor Kennon, Bí thư thứ nhất, ĐSQ Úc tại Việt Nam, TS. Britta Schaffelke, Giám đốc quản lý chương trình hợp tác quốc tế đồng Chủ nhiệm dự án MRI, bà Emily Maher, Giám đốc Quản lý dự án rạn san hô và TS. Manuel Gonzalez-Rivero, trưởng nhóm Giám sát và phục hồi rạn san hô, AIMS. Đại diện phía Việt Nam có PGS. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học; PGS.TS Nguyễn Văn Long, Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam; ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNN; TS. Nguyễn Hoàng Dương, Phó trưởng ban Hợp tác Quốc tế, VAST cùng đại diện từ 10 KBTB, tổ chức IUCN và WWF tại Việt Nam.

Phát biểu chào mừng các đại biểu, PGS. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học, đã nhấn mạnh kết quả đạt được trong thời gian qua của Nhiệm vụ, cám ơn sự tài trợ, hỗ trợ của Chính phủ Úc, ĐSQ Úc tại Việt Nam và AIMS trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ và tin tưởng rằng Nhiệm vụ sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học Úc và Việt Nam trong lĩnh vực giám sát rạn san hô.

PGS. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học phát biểu chào mừng các đại biểu
PGS. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học phát biểu chào mừng các đại biểu

Đại diện cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, bà Eleanor Kennon, Bí thư thứ nhất, ĐSQ Úc tại Việt Nam đã nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ Úc với các nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng trong các nỗ lực nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên biển. Bà tiết lộ chính phủ Úc đang trong quá trình xây dựng pha II để tiếp tục triên khai sáng kiên MRI tại Đông Nam Á. TS. Britta Schaffelke và TS. Manuel Gonzalez-Rivero cũng giới thiệu qua với các đại biểu về Sáng kiến MRI của Chính phủ Úc, Nhiệm vụ MRI Việt Nam, đồng thời nêu rõ lý do AIMS chọn Việt Nam và Viện Hải dương học làm đối tác hợp tác trong dự án MRI.

Với mục tiêu nâng cao năng lực giám sát rạn san hô cho các nhà khoa học và quản lý rạn san hô ở Việt Nam làm cơ sở cải thiện cho việc ra quyết định của các nhà quản lý tại địa phương, đã có 04 đợt tập huấn được tổ chức theo kế hoạch của Nhiệm vụ tại Nha Trang, Khánh Hòa (01 – 13/04/2024 và 17 – 18/02/2025), Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận (24 – 29/6/2024) và Cù Lao Chàm, Quảng Nam (02/07 – 07/07/2024) với sự tham gia của 10 chuyên gia AIMS và tổng cộng 43 cán bộ nghiên cứu và quản lý liên quan đến rạn san hô ở Việt Nam từ các Bộ ngành Trung ương (Bộ Quốc phòng, Bộ TN & MT, Bộ NN & PTNT), Viện nghiên cứu chuyên ngành (Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Hải dương học), đại diện của 10 Khu bảo tồn biển (KBTB) và doanh nghiệp (Wonder World) đã và đang có những hoạt động giám sát rạn san hô trong thời gian qua.

TS. Manuel TS. Manuel Gonzalez-Rivero, trưởng nhóm Giám sát và phục hồi rạn san hô, AIMS, trình bày kết quả dự án MRI Việt Nam
TS. Manuel TS. Manuel Gonzalez-Rivero, trưởng nhóm Giám sát và phục hồi rạn san hô, AIMS, trình bày kết quả dự án MRI Việt Nam

Thông qua các đợt tập huấn, các chuyên gia AIMS đã hướng dẫn cho các cán bộ nghiên cứu và nhà quản lý các KBTB phương pháp sử dụng ReefScan và cơ sở dữ liệu ReefCloud phục vụ cho việc giám sát rạn san hô tại Việt Nam, nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu và phân loại san hô cho các học viên. Trong khi ReefScan là một hệ thống camera dùng để thu thập thông tin về hiện trạng rạn san hô, thì ReefCloud là bộ cơ sở dữ liệu lớn dạng mở để quản lý các dữ liệu về rạn san hô. Đây là những công nghệ tiên tiến hàng đầu mà AIMS đang phát triển và sử dụng để giám sát rạn san hô. Bên cạnh đó, AIMS đã trao tặng cho Viện Hải dương học và 6 KBTB Việt Nam một số trang thiết bị hiện đại (bao gồm 03 thiết bị ReefScan, camera dưới nước, GPS, la bàn và sách hướng dẫn phân loại san hô), phục vụ cho việc triển khai các hoạt động giám sát rạn san hô lâu dài trong tương lai tại Việt Nam. Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện các hoạt động, Nhiệm vụ cũng đã góp phần nâng cao vai trò là cơ quan chủ trì hàng đầu của Viện Hải dương học, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Viện Hải dương học, các KBTB và các sở ban ngành có liên quan trong giám sát rạn san hô.

Phía Úc đánh giá cao các kết quả đạt được của dự án và mong muốn tiếp tục hợp tác cùng Viện Hải dương học xây dựng các nội dung hợp tác cho pha II. Các đại biểu đại diện cho các bộ ban ngành và các KBTB cũng đã có những phản hồi tích cực về tiềm năng ứng dụng ReefScan và ReefCloud trong công việc giám sát rạn san hô định kỳ tại các KBTB, và có những ý kiến đóng góp quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng các công nghệ này, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và quản lý bền vững hệ sinh thái rạn san hô tại Việt Nam.

 

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNN thông tin tới đại biểu đề án mở rộng, thành lập mới các KBTB, khu Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản và phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030 của Việt Nam
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNN thông tin tới đại biểu đề án mở rộng, thành lập mới các KBTB, khu Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản và phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030 của Việt Nam
Các đại biểu thảo luận, phản hồi ý kiến về Nhiệm vụ MRI Việt Nam
Các đại biểu thảo luận, phản hồi ý kiến về Nhiệm vụ MRI Việt Nam
Đại diện Viện Hải dương học và AIMS trao tặng thiết bị giám sát rạn san hô cho một số KBTB
Đại diện Viện Hải dương học và AIMS trao tặng thiết bị giám sát rạn san hô cho một số KBTB
Các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết Nhiệm v
Các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết Nhiệm v