Tên nhiệm vụ
NGHIÊN CỨU VÙNG CỬA SÔNG MÊ KÔNG VÀ CÁC QÚA TRÌNH TƯƠNG TÁC GIỮA CHÚNG VÀ VÙNG NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ
– Cơ quan chủ trì: VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
– Chủ nhiệm: TS. Lê Đình Mầu
–Chủ trì phía Đức: TS. Thomas Pohlmann
– Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/2009 – 31/12/2010)
CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP:
1. Việt Nam:
- Viện Hải Dương học, Viện KH & CN Việt Nam
- Trung tâm Động lực và Môi trường biển, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia, Hà Nội
- Viện Tài Nguyên và Môi trường biển, Viện KH & CN Việt Nam
- Trung tâm KTTV biển, Tổng Cục Biển và Hải đảo, Bộ TN &MT
2. Đức:
- Viện Hải Dương học, Trường Đại học Tổng hợp Hamburg, CHLB Đức
- Viện Sinh địa hóa và Hóa biển, Trường Đại học Tổng hợp Hamburg, CHLB Đức
- Viện Nghiên cứu biển Baltic, Warnemünde, Đại học Rostock, CHLB Đức
MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ:
- Đánh giá được sự tương tác giữa nước sông Mê Kông và vùng nước trồi Nam Trung Bộ
- Xác định được các kiểu cấu trúc, biến động và đặc điểm sinh thái của các đới Front
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi vùng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền vững.
- Góp phần phát triển tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng triển khai, tăng cường khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế của Viện Hải Dương học.
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tập hợp tài liệu, dữ liệu phục vụ tính toán, nghiên cứu
- Nghiên cứu triển khai, áp dụng các mô hình tính toán:
- Nghiên cứu, đánh giá các quá trình tương tác thủy động lực tại vùng ven biển cửa sông Mê Kông và lân cận.
- Nghiên cứu, xác định cấu trúc, đặc trưng biến động của các đới front và đặc điểm sinh thái của các đới front.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố các đặc trưng môi trường, sinh thái tại vùng ven biển cửa sông Mê Kông
- Nghiên cứu đánh giá các quá trình tương tác giữa khối nước vùng cửa sông Mê Kông và vùng nước trồi Nam Trung Bộ.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học, kỹ thuật cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi vùng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền vững
- Bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu của nhiệm vụ hợp tác
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Phạm vi nghiên cứu chung của đề tài là vùng biển ven bờ từ Ninh Thuận đến Cà Mau và ra đến độ sâu 50 m (khu vực phía nam) và đến 100 m (khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận)