
TS. NCVC. Hoàng Xuân Bền
Phó Viện trưởng, phó Chủ tịch HĐKH
Giới thiệu
TS. Hoàng Xuân Bền hiện là Phó Viện trưởng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Hải dương học. Anh tốt nghiệp Cử nhân ngành Sinh học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội (1998), hoàn thành Thạc sĩ chuyên ngành Thủy sinh vật tại cùng trường (2002) và nhận bằng Tiến sĩ Khoa học biển từ Đại học Christian-Albrechts-Universität zu Kiel, Đức (2014). Gắn bó với Viện Hải dương học từ năm 1999, anh đã trải qua qua các vị trí từ nghiên cứu viên đến nghiên cứu viên chính, và từ năm 2019 đảm nhận vai trò lãnh đạo tại viện.
Chuyên môn của TS. Bền tập trung vào các lĩnh vực như đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái, phân loại san hô mềm, phục hồi rạn san hô, cũng như nghiên cứu các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển. Anh đã chủ trì nhiều đề tài, dự án quan trọng, bao gồm các nghiên cứu về xây dựng bộ dữ liệu độc chất môi trường tại vùng biển Nam Trung Bộ, sinh sản nhân tạo các loài sinh vật biển có giá trị kinh tế, và thành lập khu bảo tồn biển. Đồng thời, anh còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn và đã công bố nhiều công trình khoa học uy tín trong nước và quốc tế.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý khoa học, Tiến sĩ Hoàng Xuân Bền đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển các chương trình khoa học biển và bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Những nỗ lực này đã khẳng định vị thế của anh trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.
Lý lịch khoa học
Quá trình công tác và học tập
- 1998: Cử nhân: Ngành sinh học; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội
- 2002: Thạc sỹ: Chuyên ngành Thuỷ sinh vật; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội
- 2014: Tiến sỹ: Chuyên ngành Khoa học biển; Trường ĐH Christian-Albrechts-Universität zu Kiel, CHLB Đức.
- 1999: Nghiên cứu viên, Viện Hải dương học.
- 2017: Nghiên cứu viên chính, Viện Hải dương học.
- 2019 – nay: Phó Viện trưởng, Viện Hải dương học.
Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu
- Đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái.
- Phân loại san hô mềm.
- Phục hồi rạn san hô và nguồn lợi sinh vật.
- Các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển.
Các đề tài, dự án đã chủ trì hoặc tham gia (trong 5 năm gần đây):
Chủ trì
- 2024 – 2027: Dự án “Xây dựng bộ số liệu về một số độc chất môi trường tại vùng biển ven bờ Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận” Cấp Viện HL KH&CN Việt Nam.
- 2023 – 2026: Đề tài: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ốc Đụn Cái (Rochia nilotica) ở Vườn quốc gia Côn Đảo” (UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
- 2021 – 2023: Dự án: “Thành lập khu Bảo tồn biển Phú Quý, huyện Phú Quý tỉnh Bình Thuận” (Sở NN&PTNT Bình Thuận).
- 2020 – 2022: Đề tài “xây dựng Bộ mẫu Sinh vật biển khu vực vùng biển quần đảo Trường Sa” (Bộ Quốc Phòng, Trung Tâm nhiệt đới Việt – Nga).
- 2018 – 2021: Đề tài ‘Nghiên cứu quần xã sinh vật rạn san hô và đa dạng một số nhóm sinh vật vùng biển sâu; kim loại nặng và chất kháng oxy hóa của sinh vật đáy; và một số thông số môi trường liên quan đến axit hóa đại dương ở vùng biển khơi trên thềm lục địa Nam Việt Nam’ (hợp phần 2 thuộc chương trình hợp tác Việt – Nga, Viện HL KH&CN VN(.
- 2015 – 2021: Dự án “Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển Miền Nam Việt Nam” (Viện HL KH&CNVN).
- 2019 – 2022:Đề tài: “Phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia Côn Đảo đến năm 2030” (Sở NN&PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, hợp phần biển)
Tham gia
- 2018 – 2020:Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang. Mã số: KC.09.41/16-20.
- 2020 – 2022:Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và xây dựng giải pháp khai thác hợp lý, phát triển bền vững ở vùng biển huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) và lân cận. Mã số ĐTĐL.CN-19/22.
- 2017 – 2022:Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu một số quá trình tương tác Biển – Khí quyển – Lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chương trình IOC-WESTPAC. Mã số ĐTĐL.CN-28/17.
- 2021 – 2023:Đề tài cấp Viện Hàn Lâm KH&CNVN: Xây dựng bộ quy trình phân tích độc tố tự nhiên trong thực phẩm biển Việt Nam (hợp phần số 1). Mã số: TĐĐTB0.01/21-23.
Các nghiên cứu, giảng dạy (trong 5 năm gần đây)
Các công trình đã công bố
- Hoang Xuan Ben, 2024. The family Xeniidae (Octocorallia: Malacalcyonacea) of Vietnam with two new records. Academia Journal of Biology, 46(3): 103–111. DOI: 10.15625/2615-9023/19149.
- Hoang Xuan Ben, 2023. Newly record soft coral species Xenia novaebritanniae Ashworth, 1900 and Xenia lillieae Roxas, 1933 (Alcyonacea: Xeniidae) at Song Tu Tay Island in Truong Sa Archipelago, Viet Nam. Journal of Tropical Science and Technology. 33 (12): 29 – 36.
- Hoang, XB., Thai, MQ., Nguyen, XV., Dao VH., 2023. Morphological Observations Reveal New Record of Sarcophyton cherbonnieri Tixier-Durivault, 1958 (Octocorallia: Alcyonacea: Alcyoniidae) in Vietnam. National Academy Science Letters. https://doi.org/10.1007/s40009-023-01302-2.
- Hoàng Xuân Bền, Hoàng Thị Thùy Dương, Trần Công Thịnh, Mai Xuân Đạt, 2022. Bộ sưu tập mẫu sinh vật rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Hội nghị Khoa học Quốc tế Biển Đông 2022. Nhà xuất bản Khoa học Tư nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 879 – 889.
- Hoàng Xuân Bền, Thái Minh Quang, Phan Kim Hoàng, 2022. Ghi nhận mới về loài san hô cứng Anacropora spinosa Rehberg, 1892 ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Hội nghị Khoa học Quốc tế Biển Đông 2022. Nhà xuất bản Khoa học Tư nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 108 – 113.
- Xuan Ben Hoang, Minh Quang Thai, Phan Minh-Thu, Xuan Ky Pham, Nguyen Ngoc Tung and Ha Viet Dao, 2022. Antipredator Defenses in Soft Corals of the Genus Sarcophyton (Octocorallia; Alcyoniidae) from Coastal Waters of Central Vietnam. Russian Journal of Marine Biology. Vol. 48 (2): 122-128.
- Hoàng Xuân Bền, 2021. Bộ sưu tập mẫu sinh vật biển Miền Nam Việt Nam (2015 – 2020); Kết quả và những bài học kinh nghiệm. Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 3 hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học và Công nghệ. Trang 64 – 71.
- Hoàng Xuân Bền, Võ Sĩ Tuấn, Phan Kim Hoàng, 2020. Đánh giá hiệu quả trồng phục hồi san hô tại một số khu Bảo tồn biển phía Nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Tập 20 (4A): 61-68.
- Si Tuan Vo, Kim Hoang Phan, Thai Tuyen Hua, Minh Quang Thai, and Xuan Ben Hoang, 2020. Genus-specific bleaching at Con Dao Islands, Southern Vietnam, June 2019. Galaxea: Journal of Coral Reef Studies. 22: 27-28.
- Hoàng Xuân Bền, Thái Minh Quang, 2019. Nghiên cứu quần xã san hô mềm (Alcyonacea) và san hô sừng (Gorgonacea) ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19 (4): 589–599
- Hoàng Xuân Bền, Võ Sĩ Tuấn, 2019. Phát triển du lịch biển dựa trên giá trị dịch vụ hệ sinh thái và những tác động đối với rạn san hô ở nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Tập 19(4A): 131–138.
Đào tạo
- Tham gia giảng dạy Đại học và sau Đại học: ĐH Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh; ĐH Huế; ĐH Đà Lạt; Học viện Khoa học và Công nghệ (Viện HL KH&CN VN).
Thông tin liên hệ
- Điện thoại: 0258.3590039 ; 0917651212
- Email: hxuanben@yahoo.com