
TS. NCVC. Phạm Xuân Kỳ
Trưởng phòng Hóa sinh biển
Giới thiệu
Tiến sĩ Phạm Xuân Kỳ hiện là Ủy viên Hội đồng Khoa học và Trưởng phòng Hóa sinh biển tại Viện Hải dương học. Với hơn 28 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, ông đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực sinh lý, sinh hóa sinh vật biển và độc tố biển. Tốt nghiệp Cử nhân Nuôi trồng Thủy sản (1995) và Thạc sĩ Khoa học Thủy sản (1999) tại Đại học Thủy sản, TS. Kỳ tiếp tục học tập và nghiên cứu tại Đại học Kitasato, Nhật Bản, nơi ông hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh vào năm 2007.
TS. Kỳ đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và cấp bộ, tập trung vào độc tố biển, chất lượng cá biển và các hợp chất sinh học từ sinh vật biển. Ngoài ra, ông đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết về các hệ sinh thái biển và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Lý lịch khoa học
Quá trình học tập và công tác
- 1991 – 1995: Cử nhân ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Thuỷ sản
- 1997 – 1999: Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thủy sản, Đại học Thuỷ sản
- 1995 – 2004: Nghiên cứu viên, phòng Hoá sinh biển, viện Hải dương học
- 2004 – 2007: Nghiên cứu sinh tại Đại học Kitasato, Nhật bản
- 2007 – 2019: Nghiên cứu viên, phòng Hoá sinh biển, viện Hải dương học
- 2019 đến nay: Trưởng phòng Hoá sinh biển, Nghiên cứu viên chính, viện Hải dương học
Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu
- Sinh lý sinh hóa sinh vật biển
- Độc tố biển
Các đề tài, dự án đã chủ trì hoặc tham gia
Chủ trì
- 2000: Đề tài cơ sở: Điều tra Ciguatoxin ở một số loài cá rạn vùng biển Nha trang.
- 2001: Đề tài cơ sở: Đánh giá chất lượng của một số loài cá biển trên thị trường Nha trang về mặt Ciguatoxin.
- 2004: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu tetrodotoxin theo cá thể loài cá nóc chấm cam.
- 2008: Đề tài cơ sở: Ứng dụng ELISA để xác định hàm lượng chloramphenicol trong một số đối tượng thủy sản.
- 2009: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu axít béo và carotenoid của trứng một số loài cá biển Nha trang.
- 2009 – 2012: Đề tài cấp Bộ khoa học và công nghệ: Hồ sơ nội tiết học sinh sản ở cá cái loài cá chẽm tự nhiên châu Á.
- 2010: Đề tài cơ sở: Biến động hàm lượng một số a xít béo không no trong cơ, gan và buồng trứng cá Chẽm theo giai đoạn thành thục
- 2011: Đề tài cơ sở: Biến động hàm lượng cholesterol trong buồng trứng cá Chẽm theo giai đoạn thành thục.
- 2012: Đề tài Viện: Xác định các hệ thống hoóc môn gây tiết kích dục tố ở não cá mú chấm nâu Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) bằng phương pháp miễn dịch mô tế bào.
Tham gia
- 1995: Đề tài cấp Bộ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu Amoeboxit lysate ở Sam biển Việt nam
- 1996: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu tepernoid ở sponges.
- 1997: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Nghiên cứu a xít béo ở sinh vật biển ven bờ Việt nam
- 1997: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu bước đầu độc tố tảo ở động vật hai mảnh vỏ vùng biển ven bờ Nha trang.
- 1999: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu a xít béo ở một số loài cá rạn Nha trang.
- 2000: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Nghiên cứu a xít béo ở một số loài rong biển Nha trang
- 2001: Đề tài cơ sở: Nghiên cứu tetrodotoxin ở một số loài cá nóc Nha trang.
- 2001: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Sàng lọc sinh hóa các hợp chất có hoạt tính sinh học ở sponges
- 2003: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Các sinh vật độc hại nguy hiểm có khả năng gây chết người ở vùng biển Việt nam
- 2009: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Nghiên cứu biến động của độc tính trong một số loài cá nóc có sản lượng cao tại vùng biển Khánh Hòa
- 2009 – 2010: Đề tài cấp Viện khoa học và công nghệ: Đánh giá sự tích lũy độc tố tetrodotoxin trong một số đối tượng thủy sản nuôi bằng thức ăn cá nóc độc
- 2010 – 2012: Đề tài cấp Bộ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu cơ chế tích lũy và đào thải Domoic acid ở loài Spondylus versicolor Nha Phu
Các bài báo đã công bố
- Đỗ Tuyết Nga, Cao Phương Dung, Lưu Thị Hà, Phạm Xuân Kỳ (1999). Nghiên cứu bước đầu DSP từ một số loài hai mảnh vỏ vùng biển Nha trang và Phan thiết. Tuyển tập Nghiên cứu biển – Tập IX. Trang 286-295.
- Đỗ Tuyết Nga, Cao Phương Dung, Lưu Thị Hà, Phạm Xuân Kỳ (2000). Nghiên cứu bước đầu PSP từ một số loài hai mảnh vỏ vùng biển Nha trang. Tạp chí Sinh học.Tập 22, số 2, 40-45.
- Phạm Xuân Kỳ (2001). Biến động hàm lượng các axit béo không no ở loài hàu (Saccostrea cucullata) theo giai đoạn sinh trưởng và thời gian sống. Tuyển tập Nghiên cứu biển – Tập XI. Trang 229-240.
- Phạm Xuân Kỳ, Cao Phương Dung, Đỗ Tuyết Nga, Lưu Thị Hà (2001). Điều tra Ciguatoxin ở một số loài cá rạn vịnh Nha Trang – Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu biển – Tập XI. Trang 221-228.
- Phạm Quốc Long, Đoàn Lan Hương, Lâm Ngọc Trâm, Đỗ Tuyết Nga, Phạm Xuân Kỳ, Imbs, Latysev N.A, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Tỵ, Nguyễn Thị Vân Khanh, Lê Thế Trung, Nguyễn Văn Huệ, Lâm Đan Chi, Lê Đức Mẫn (2002): Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EBS1 từ nguyên liệu sinh vật biển Việt Nam trong điều trị bỏng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, T.2, Số 3, trang: 18-25.
- Đỗ Tuyết Nga, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung (2003). Xác định độc tố Tetrodotoxin trong một số loài cá nóc thu ở Nha Trang 2001. Tuyển tập Nghiên cứu biển – Tập XIII. Trang 215-224.
- Đỗ Tuyết Nga, Phạm Xuân Kỳ, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung, Đào Việt Hà (2003). Investigation of phytotoxin (mainly PSP, DSP) at Cua Be (Nha Trang bay) during 1998. Mar. Res. Work. Vol. XII, 260- 273.
- Phạm Xuân Kỳ, Cao Phương Dung, Đỗ Tuyết Nga, Lưu Thị Hà (2002). Assessing the content and toxic level of ciguatoxins of marine fishes in the markets in Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển – Tập XII, trang 274-281.
- Đỗ Tuyết Nga, Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà (2004). Theo dõi độc tố Tetrodotoxin (TTX) trong ba loài cá nóc thu ở Cửa Bé (Nha Trang, Khánh Hòa) theo tháng trong năm 2002. Tuyển tập Nghiên cứu biển, XIV: 139-150.
- Đỗ Tuyết Nga, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ, Lê Công Đại (2005) Hợp chất lipid, không xà phòng hóa và sterol trong một số loài hai mảnh vỏ đầm Nha phu (Khánh hòa) Tạp chí Khoa học và công nghệ biển 4: 158-170
- Ky Xuan Pham, Masafumi Amano, Noriko Amiya, Yutaka Kurira, Kunio Yamamori (2005). Distribution of three GnRHs in the brain and pituitary of the wild Japanese flounder Paralichthys olivaceus. Fisheries Science.72: 89-94.
- Ky Xuan Pham, Masafumi Amano, Noriko Amiya, Yutaka Kurira, Kunio Yamamori (2006). Changes in brain and pituitary GnRH levels during ovarian maturation in wild female Japanese flounder. Fish Physiology and Biochemistry. 32: 241-248.
- Ky Xuan Pham, Masafumi Amano, Noriko Amiya, Yutaka Kurira, Akio Shimizu, Kunio Yamamori (2007). Immunohistochemical localization of three GnRH systems in the brain and pituitary of Japanese flounder. Fisheries Science. 73: 1113-1122.
- Trịnh Thế Hiếu, Hoàng Xuân Bền, Phạm Xuân Kỳ, Nguyễn Kim Hạnh, Nguyễn Tiến Dũng (2007). Kết quả chuyến khảo sát hợp tác Việt-Nga trong vùng đặc quyền kinh tế biển Việt nam trên tàu “Viện sĩ oparin”, tháng 5-6/2007. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển 3: 65-75
- Ky Xuan Pham, Masafumu Amano, Noriko Amiya, Yutaka Kurita , Akio Shimizu, Yuchiro Fujinami and Kunio Yamamori (2008). Changes in the immunostaining intensities of follicle- stimulating hormone and luteinizing hormone during ovarian maturation in the female Japanese flounder Fish Physiology and Biochemistry, 34: 357-365.
- Masafumi Amano, Ky Xuan Pham, Noriko Amiya, Takeshi Yamanome and Kunio Yamamori (2008). Changes in brain seabream GnRH mRNA and pituitary seabream GnRH peptide levels during ovarian maturation in female Barfin flounder. General and Comparative Endocrinology 158 (2): 168-1729.
- Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà, Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Tiến Dũng, Ulysses M. Montojo (2009). Domoic acid của vi tảo và động vật có vỏ ở cụm đảo Song tử và Jackson Atoll, Biển đông. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết các chuyến khảo sát nghiên cứu khoa học biển phối hợp Việt nam – Philipin trên Biển đông (JOMSRE-SCS I-IV). Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, tháng 02/2009, trang 301-314.
- Ulysses M. Montojo, Valeriano M. Borja, Mirriam F. Cayme và Phạm Xuân Kỳ (2009). Bằng chứng Ciguatera Fish Poisoning (CFP) ở cụm đảo Song tử, Biển Đông. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết các chuyến khảo sát nghiên cứu khoa học biển phối hợp Việt nam – Philipin trên Biển đông (JOMSRE-SCS I-IV). Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, tháng 02/2009, trang 315-322. (Tìm bài tiếng Anh).
- Phạm Xuân Kỳ (2009). Các hệ thống gonadotropin-releasing hormone và vai trò của chúng trong sinh sản ở lớp cá xương. Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, tháng 02/2009, tháng 11/2009, trang 653-660.
- Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà, 2012. Thành phần a xít béo và carotenoid tổng số của trứng một số loài cá biển Nha trang. TTNCB. Tập XVIII, Trang 70-78.
- Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà, Lê Trọng Dũng, Trần Minh Huệ, 2012. Thay đổi hàm lượng lipít và tỷ lệ a xít béo trong cơ, gan và trứng của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) theo giai đoạn thành thục. TT KH &CN biển. Tập 12, Số 2, Trang: 47-63.
- Dao VH, Omura T, Takata Y, Pham XK, Fukuyo Y and Kodama M, 2012. Pseudo-nitzchia species, a possible causative organism of domoic acid in Spondylus vesicolor collected from Nha Phu Bay, Khanh Hoa Province, Vietnam. Coastal Marine Science 2012, 35 (1): 7-10. The University of Tokyo. ISSN: 1349-3000.
Thông tin liên hệ
- Điện thoại: 84.58.3590218
- Email: kyjapan2004@yahoo.com; phamkx@vnio.org.vn