PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Văn Long

Trưởng phòng Nguồn lợi Thủy sinh

Giới thiệu

PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Văn Long, Ủy viên HĐKH, Trưởng phòng Nguồn lợi Thủy sinh tại Viện Hải dương học, là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học biển. Tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Đại học Đà Lạt năm 1993, ông tiếp tục con đường học thuật với bằng Thạc sĩ Khoa học Biển tại Đại học Aarhus, Đan Mạch (2001) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Thủy sinh vật học vào năm 2009. Với sự cống hiến không ngừng, ông đã được phong hàm Phó Giáo sư ngành Sinh học năm 2021. Từ năm 2012 đến nay, ông là người đứng đầu Phòng Nguồn lợi Thủy sinh, dẫn dắt nhiều dự án nghiên cứu lớn về bảo tồn và quản lý tài nguyên biển.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm, PGS. TS. Nguyễn Văn Long đã chủ trì và tham gia hàng loạt đề tài quan trọng về giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực như Cù Lao Chàm, Phú Quốc và Khánh Hòa. Các nghiên cứu của ông không chỉ tập trung vào việc đánh giá tính liên kết sinh thái mà còn phát triển các giải pháp quản lý bền vững. Những đóng góp này đã giúp ông xây dựng nền tảng vững chắc trong việc bảo tồn hệ sinh thái biển, đồng thời đóng góp tích cực vào các chương trình nghiên cứu quốc gia và quốc tế.

Phong cách lãnh đạo tận tâm cùng năng lực khoa học vững vàng của ông đã góp phần nâng cao vị thế của Viện Hải dương học trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học biển, đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sinh quốc gia.

Lý lịch khoa học

Sơ lược quá trình đào tạo và công tác

  • 1993: Tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Trường Đại học Đà Lạt.
  • 1997: Hoàn thành khóa học nâng cao về sử dụng và quản lý tài nguyên biển tại CHLB Đức.
  • 2001: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Biển tại Trường Đại học Aarhus, Đan Mạch.
  • 2004 – 2008: Phó Trưởng phòng, Viện Hải dương học.
  • 2009: Hoàn thành luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Thủy sinh vật học tại Viện Hải dương học.
  • 2008 – 2012: Quyền Trưởng phòng Nguồn lợi Thuỷ Sinh.
  • 2021: Được phong hàm Phó Giáo sư ngành Sinh học.
  • 2012 – nay: Trưởng phòng Nguồn lợi Thuỷ Sinh.

Kinh nghiệm, và các dự án tham gia nghiên cứu:

Đề tài, dự án chủ trì:

  • 2022-2024: Quan trắc đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm – Hội An. Nhiệm vụ thuộc Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (gọi tắt là Dự án BR) do Bộ TN & MT quản lý.
  • 2021-2022: Quan trắc đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Nhiệm vụ Môi trường hàng năm do Vườn Quốc gia Phú Quốc tài trợ.
  • 2020-2021: Quan trắc đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm – Hội An. Nhiệm vụ thuộc Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (gọi tắt là Dự án BR) do Bộ TN & MT quản lý.
  • 2019-2021: Nghiên cứu cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang. Đề tài cấp Quốc gia KC.09.41/16-20 do Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2019-2020: Nghiên cứu xác định và đề xuất giải pháp quản lý bãi đẻ và ương giống của các loài hải sản trong Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Dự án do Ban Quản lý KBTB Cù Lao Chàm tài trợ.
  • 2020: Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa năm 2020. Nhiệm vụ Môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2014-2020: Quan trắc đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Nhiệm vụ Môi trường hàng năm do Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc tài trợ.
  • 2018-2019: Điều tra, khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học và đề xuất điều chỉnh phạm vi, diện tích các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Dự án do Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc tài trợ.
  • 2017-2019: Nghiên cứu tính liên kết giữa các hệ sinh thái của một số nguồn lợi cá quan trọng phục vụ khai thác bền vững ở Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VAST06.02/17-18.
  • 2018: Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa năm 2018. Nhiệm vụ Môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2016-2017: Điều tra bổ sung và xác định khu vực đa dạng sinh học Vịnh Quy Nhơn. Nhiệm vụ do Dự án Ban Quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Bình Định tài trợ.
  • 2016: Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa năm 2016. Nhiệm vụ Môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2015-2017: Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Dự án do UBND TP. Hội An tài trợ.
  • 2014-2015: Đánh giá đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Nhiệm vụ môi trường do UBND TP. Nha Trang tài trợ.
  • 2012-2014: Nghiên cứu thiết lập một số khu duy trì nguồn giống thủy sản (Fisheries refugia) ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ do Bộ NN & PTNT tài trợ.
  • 2013: Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Nhiệm vụ Môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2011-2014: Quần xã cá rạn và san hô tạo rạn vùng biển ven bờ phía Nam Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu Cơ bản do Quỹ Quốc gia về Khoa học và Công nghệ, Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2012: Khảo sát đa dạng sinh học và đề xuất phân vùng sử dụng bền vững tài nguyên khu vực Hòn Gầm Ghì, Phú Quốc. Dự án do Công ty Cổ phần Du lịch VERANDA tài trợ.
  • 2011-2012: Định hướng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Nha Phu – Hòn Hèo và Thủy Triều – Bắc Bán đảo Cam Ranh. Nhiệm vụ môi trường tỉnh Khánh Hòa, do Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2010: Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Nhiệm vụ Môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2010: Đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường khu vực nhà máy điện Vĩnh Tân 3, tỉnh Bình Thuận. Dự án do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 tài trợ.
  • 2006-2011: Giám sát rạn san hô vùng ven bờ Ninh Hải – Ninh Thuận. Đề tài do Sở KH & CN tỉnh Ninh Thuận tài trợ.
  • 2005-2012: Chủ trì hợp phần Điều tra nguồn giống tôm hùm ở Việt Nam. Thuộc dự án Nuôi tôm hùm bền vững ở Việt Nam và Australia (ACIAR Project on Sustainable tropical spiny lobster aquaculture in Vietnam and Australia) do Chính phủ Australia tài trợ.
  • 2008-2009: Đánh giá đa dạng sinh học vùng biển xung quanh Cù Lao Cau – tỉnh Bình Thuận. Dự án do WWF và hợp phần LMPA tài trợ.
  • 2008: Đánh giá lại đa dạng sinh học KBTB Cù Lao Chàm. Thuộc dự án Hỗ trợ sinh kế bên trong và xung quanh các KBTB (LMPA) do DANIDA và Bộ NN & PTNT tài trợ.
  • 2007: Đánh giá lại đa dạng sinh học KBTB vịnh Nha Trang. Thuộc dự án Hỗ trợ sinh kế bên trong và xung quanh các KBTB (LMPA) do DANIDA và Bộ NN & PTNT tài trợ.
  • 2005-2007: Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng ven bờ Khánh Hòa. Dự án NUFU do Chính phủ Na Uy tài trợ.
  • 2005-2007: Nghiên cứu và giám sát đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật rạn san hô Phú Quốc. Dự án Điểm Trình diễn Rạn san hô và Thảm cỏ biển Phú Quốc UNEP/GEF/SCS do UNEP/GEF tài trợ.
  • 2005-2007: Hợp phần rạn san hô. Thuộc dự án “Ngăn chặn xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan” UNEP/GEF/SCS do UNEP/GEF tài trợ.
  • 2004-2006: Điều tra nghiên cứu rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Làng Vân và nam bán đảo Sơn Trà. Đề tài cấp Thành phố, do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng tài trợ.
  • 2002-2003: Giám sát rạn san hô ở vùng biển Tây Nam vịnh Thái Lan. Dự án do UNEP EAS/RCU tài trợ.
  • 1998: Phục hồi một số nguồn lợi sinh vật rạn san hô ở vịnh Nha Trang. Đề tài cấp Cơ sở do Viện Hải dương học tài trợ.

Đề tài, dự án tham gia:

  • 2017-2022: Nghiên cứu một số quá trình tương tác Biển – Khí quyển – Lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu trong khuôn khổ chương trình IOC-WESTPAC. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (Mã số: ĐTĐL.CN-28/17).
  • 2017-2019: Nghiên cứu so sánh khả năng chống chịu của rạn san hô tại các vùng biển Nam Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong một thế giới đang biến đổi (Study on coral reef resilience in comparative areas in South Vietnam for marine biodiversity conservation in a changing world). Dự án PEER do USAID (Mỹ) tài trợ.
  • 2015-2018: Nghiên cứu đề xuất một số khu vực có thể phục hồi và tái tạo hệ sinh thái rạn san hô phục vụ du lịch sinh thái biển ở Khánh Hòa. Đề tài do Sở KH & CN Khánh Hòa tại trợ.
  • 2016-2017: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Dự án Môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tài trợ.
  • 2016-2017: Đánh giá sự thay đổi độ phủ và bệnh của quần xã san hô tạo rạn vùng biển ven bờ Ninh Hải sau biến cố tẩy trắng năm 2016. Đề tài cấp cơ sở Viện Hải dương học.
  • 2015-2017: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài do Sở KH & CN Quảng Ngãi tài trợ.
  • 2011-2015: Trình diễn quản lý bền vững tài nguyên rạn san hô ở vùng biển ven bờ huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tài trợ.
  • 2013-2014: Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển đảo tiền tiêu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước KC 09-08/11-15 do Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2011-2013: Phục hồi san hô cứng tại các khu bảo tồn biển. Đề tài cấp Bộ do Bộ NN & PTNT tài trợ.
  • 2010-2012: Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học vùng Bình Cang – Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa. Đề tài KH & CN cấp tỉnh do Sở KH & CN Khánh Hòa tài trợ.
  • 2010-2011: Nghiên cứu cơ sở khoa học của hiện tượng cá dữ tấn công người tắm biển tại vùng biển ven bờ Quy Nhơn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Đề tài Độc lập cấp Nhà nước do Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2010: Xây dựng chương trình quan trắc tài nguyên và môi trường khu bảo tồn biển Phú Quốc – Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nhiệm vụ Môi trường do Sở TN & MT Kiên Giang tài trợ.
  • 2010: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đầm Đề Gi theo hướng phát triển bền vững. Dự án quản lý tổng hợp đới bờ do Sở TN & MT Bình Định tài trợ.
  • 2009-2010: Đánh giá mức độ suy thoái hệ sinh thái rạn san hô ven bờ biển miền Nam Việt Nam và vịnh Nha Trang và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước KC 09.26/06-10 “Suy thoái các hệ sinh thái vùng biển ven bờ Việt Nam” do Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2009-2010: Luận chứng khoa học kỹ thuật phục vụ cho quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven biển Nam Trung Bộ đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển. Đề tài cấp Nhà nước KC 09.24/06-10 do Bộ KH & CN tài trợ.
  • 2002-2005: Đánh giá và giám sát đa dạng sinh học Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang. Dự án thí điểm thiết lập KBTB Hòn Mun do DANIDA, IUCN và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ.
  • 2004-2005: Phân vùng chức năng quản lý bền vững cho KBTB Rạn Trào – huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đề tài KH & CN cấp tỉnh do Sở KH & CN Khánh Hòa tài trợ.
  • 2004: Đánh giá đa dạng sinh học và phân vùng chức năng cho khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm.
  • 2003-2004: Khảo sát bổ sung và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn lợi rạn san hô tỉnh Ninh Thuận.
  • 2001-2003: Quản lý tổng hợp đới bờ Nam Trung Bộ.
  • 1998 – 2004: Bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển Côn Đảo.
  • 1995-1998: Bảo tồn nguồn lợi cá ngựa.
  • 1995-1997: Xây dựng luận chứng khoa học cho việc thiết lập khu Bảo Tồn ở Cù Lao Cau, tỉnh Bình Thuận.
  • 1996: Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết lập khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun.
  • 1994-1995: Điều tra đa dạng sinh học, sử dụng nguồn lợi và tiềm năng bảo tồn của Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau, Côn Đảo và Phú Quốc.

Giảng dạy

  • 2022: Giảng viên chính lớp đại học học phần Tài nguyên và môi trường biển (HP19CTM) tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
  • 2020-2021: Giảng viên chính lớp đại học học phần Sinh lý động vật (CSK42) và Động vật học (SHK44-CLC) tại Đại học Đà Lạt và học phần Tài nguyên và môi trường biển (HP18CTM) tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, lớp cao học các học phần Sinh thái động vật nâng cao và Sinh thái học cá (chuyên ngành Sinh thái học K28) tại Đại học Đà Lạt.
  • 2019-2020: Giảng viên chính lớp cao học các học phần Sinh thái động vật nâng cao và Sinh thái học cá (chuyên ngành Sinh thái học K27) tại Đại học Đà Lạt.
  • 2018-2019: Giảng viên chính lớp đại học học phần Sinh lý động vật (CSK40 & SHK40) tại Đại học Đà Lạt và học phần Quản lý tài nguyên và môi trường biển (HP15CTM) tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đồng giảng lớp cao học học phần Đa dạng sinh học biển (CNSH18) tại Đại học Nha Trang.
  • 2017-2018: Đồng giảng lớp cao học học phần Sinh thái và biến đổi khí hậu (CNSH17) tại Đại học Nha Trang, giảng viên chính lớp đại học học phần Động vật học (CSK41 & SHK41).
  • 2016-2017: Đồng giảng lớp cao học học phần Đa dạng sinh học biển (CNSH16) tại Đại học Nha Trang.
  • 2015-2016: Giảng viên chính lớp cao học học phần Sinh thái học cá (chuyên ngành Sinh thái học K23) tại Đại học Đà Lạt và đồng giảng lớp cao học học phần Đa dạng sinh học biển (CNSH16) tại Đại học Nha Trang.
  • 2014-2015: Giảng viên chính lớp đại học học phần Động vật học (CSK37 & SHK37) tại Đại học Đà Lạt, đồng giảng lớp cao học các học phần Đa dạng sinh học biển, Sinh thái và biến đổi khí hậu (CNSH2014-1 & CNSH2014-2) tại Đại học Nha Trang, và giảng viên chính lớp tiến sĩ học phần Động vật không xương sống ở biển tại Viện Hải dương học.
  • 2013-2014: Giảng viên chính lớp đại học học phần Động vật học (CSK36 & SHK36) tại Đại học Đà Lạt.
  • 2010(tháng 12): Đồng giảng môn “Sinh học và sinh thái biển” tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh.
  • 2008(tháng 11): Chủ giảng cho khóa tập huấn Giám sát đa dạng sinh học trong các KBTB tại Nha Trang, do hợp phần LMPA – Bộ NN & PTNT tổ chức.
  • 2008 (tháng 8): Chủ giảng cho khóa tập huấn Xây dựng các chỉ tiêu giám sát cho các KBTB tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, do WWF tổ chức.
  • 2007 (tháng 5): Đồng giảng cho khóa tập huấn cộng đồng về “Quản lý và sử dụng hợp lý rạn san hô” tại Phú Quốc, do Hợp phần rạn san hô thuộc dự án UNEP/GEF/SCS tổ chức.
  • 2005 & 2006 (tháng 6): Đồng giảng cho khóa tập huấn về “Phương pháp giám sát rạn san hô” tại Ninh Thuận, do Sở KH & CN Ninh Thuận tổ chức.
  • 2004 (tháng 8): Đồng giảng về “Quản lý cá hệ sinh thái ở nước” tại Trường Đại học Thủy sản (nay là Đại học Nha Trang).
  • 2002: Tham gia giảng cho khóa tập huấn về “Đa dạng sinh học và bảo tồn biển, phương pháp Reefcheck” cho cộng đồng tại Ninh Thuận (tháng 1) và và KBTB Hòn Mun (tháng 4) do IUCN, DANIDA và BQL KBTB Hòn Mun tổ chức.
  • 2001: Tham gia giảng cho khóa tập huấn về Đa dạng sinh học và bảo tồn biển (tháng 3) và phương pháp giám sát rạn san hô (tháng 9) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, do WWF tổ chức.

Đào tạo

Nghiên cứu sinh:

    • Hướng dẫn 2 NCS Thái Minh Quang: đang thực hiện luận án Tiến sĩ chuyên ngành Thủy sinh vật học tại Học viện Khoa học và Công nghệ (GUST) từ năm 2023.
    • Nguyễn Thị Tường Vi: đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Thủy sinh vật học tại Học viện Khoa học và Công nghệ (GUST) năm 2017.

Học viên cao học:

    • Hướng dẫn chính Thái Thạch Bích: đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh học thực nghiệm tại Trường Đại học Đà Lạt năm 2022.
    • Hướng dẫn chính Đỗ Thị Cát Tường: đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học tại Đại học Đà Lạt năm 2018.
    • Hướng dẫn chính Trần Thị Phương Thảo: đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học tại Đại học Đà Nẵng năm 2017.
    • Hướng dẫn chính Phan Văn Mỹ: đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học tại Đại học Đà Nẵng năm 2014.
    • Hướng dẫn chính Nguyễn Thành Huy: đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học tại Đại học Đà Nẵng năm 2013

Hoạt động khác:

  • Điều phối viên Quốc gia Rạn san hô thuộc Mạng lưới giám sát Rạn san hô toàn cầu (Global Coral Reef Monitoring Network – GCRMN).
  • Tham gia các lớp hội thảo tập huấn về Axít hóa đại dương do IOC WESTPAC tổ chức tại Phuket, Thái Lan năm 2016 và 2017.
  • Tham gia Hội nghị “Cách tiếp cận theo quan điểm hệ sinh thái trong quản lý nghề cá và bảo tồn đa dạng sinh học” tại Ấn Độ năm 2013.
  • Tham gia Hội nghị “Quản lý và khai thác rạn san hô khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 3” tại Thái Lan năm 2010.
  • Tham gia Hội nghị khu vực lần thứ 2 về “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái Lan” tại Thái Lan. Thời gian thực hiện: 2005, 2006, 2007 và 2008.
  • Tham gia Hội nghị khoa học Biển Đông tại Viện Hải dương học vào năm 2002 và 2007.
  • Đầu mối Quốc gia Hợp phần rạn san hô biển Việt Nam, dự án UNEP/GEF/SCS giai đoạn 2005 – 2008.
  • Tham gia Hội nghị Quốc tế về rạn san hô tại Okinawa, Nhật Bản. Thời gian thực hiện: 22 – 27/8/2004.
  • Tham gia Hội nghị Quốc tế về Quản lý vùng biển ven bờ tại Stockhom, Thụy Điển. Thời gian thực hiện: 15 – 20/9/1997.
  • Tham gia Hội nghị Quốc tế về Sinh học vùng Biển Đông tại Hồng Kông. Thời gian thực hiện: 28/10 – 01/11/1996.
  • Tham gia Hội nghị Quốc tế về Sinh học biển tại Nha Trang. Thời gian thực hiện: 27- 28/10/1995.

Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu

  • Nghiên cứu sinh học, sinh thái cá rạn và rạn san hô.
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển.
  • Bảo tồn và quản lý tài nguyên biển.

CÔNG TRÌNH XUẤT BẢN

Các bài báo khoa học đã công bố

  • Y. K. S. Chan, Y. A. Affendi, P. O. Ang, M. V. Baria-Rodriguez, C. A. Chen, A. P. Y. Chui, Giyanto, M. Glue, H. Huang, C-Y. Kuo, S. W. Kim, V. Y. Y. Lam, D. J. W. Lane, J. S. Lian, S. M. N. N. Lin, Z. Lunn, C. L. Nañola Jr, V. L. Nguyen, H. S. Park, Suharsono, M. Sutthacheep, S. T. Vo, O. Vibol, Z. Waheed, H. Yamano, T. Yeemin, E. Yong, T. Kimura, K. Tun, L. M. Chou & D. Huang, 2023. Decadal stability in coral cover could mask hidden changes on reefs in the East Asian Seas. Communications Biology, 6: 630. doi.org/10.1038/s42003-023-05000-z
  • Long V. Nguyen, Dat X. Mai, Quang M. Thai and Tuan S. Vo, 2023. Juvenile yield and adult abundance, genetic diversity and structure, and linkages among marine habitats for goldlined spinefoot (Siganus guttatus) in the coastal waters of Vietnam. Fishery Bulletin, 121:17–29. doi: 10.7755/FB.121.1-2.2
  • Si Tuan Vo, Son Lam Ho, Kim Hoang Phan, Van Than Doan, Tran Tu Tram Đang, Van Long Nguyen, Peter Lynton Harrison, 2022. Varied spawning patterns of reef corals in Nha Trang Bay, Vietnam, western South China Sea. Regional Studies in Marine Science 55. doi.org/10.1016/j.rsma.2022.102631
  • Nguyễn Văn Long & Võ Sĩ Tuấn, 2022. Thiết lập và quản lý hệ thống các khu bảo tồn nguồn giống thủy sản: một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2022”, Nha Trang 13-14/9/2022: 829-845.
  • Mai Xuân Đạt, Nguyễn Văn Long, Phan Thị Kim Hồng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn An Khang, Thái Minh Quang, 2022. Quần xã cá vùng triều san hô chết ở vịnh Vân Phong. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, 2, 11-24.
  • Đặng Đỗ Hùng Việt, Nguyễn Đức Thế, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Văn Long & Nguyễn Văn Quân, 2022. Xác định bãi đẻ và ương giống của các đối tượng nguồn lợi có giá trị kinh tế tại các hệ sinh thái ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(7): 931-942.
  • Dao Tan Hoc, Ho Van The, Vo Si Tuan, Nguyen Van Long, Phan Kim Hoang, Thai Minh Quang, Mai Xuan Dat & Dean R. Jerry, 2022. Investigation of population genetic structure of the pink anemonefish (Amphiprion perideraion) in the Southern coast of Viet Nam. International Journal of Agriculture & Environmental Science, 9(3): 25-34. doi.org/10.14445/23942568/IJAES-V9I3P104
  • Nguyen Van Long & Vo Si Tuan, 2022. National chapter report on status and trends of coral reefs in Vietnam. In “Status and Trends of East Asian Coral Reefs: 1983-2019” (Kimura et al. eds.). Global Coral Reef Monitoring Network,East Asia Region. Ministry of Environment of Japan: 193-200.
  • Emily Yong, David J.W. Lane, Desimawati Hj Metali, Matthew Glue, Marianne Teoh, Ouk Vibol, Giyanto, Tri Aryono Hadi, Muhammad Abrar, Rikoh Manogar Siringoringo, Ni Wayan Purnama Sari, Suharsono, Augy Syahailatuha, Affendi Yang Amri, Zarinah Waheed, Zau Lunn, Carli, F. M., Carroll, B. P., Salai Mon Nyi Nyi Lin, Soe Tint Aung, Porfirio M. Aliño, Cleto L. Nañola, Jr, Maria Vanessa BariaRodriguez, Michael Atrigenio, Vincent Hilomen, Laura David, Wilfredo Y. Licuanan, Tai Chong Toh, Danwei Huang, Yong Kit Samuel Chan, Chin Soon Lionel Ng, Karenne Tun, Loke Ming Chou, Thamasak Yeemin, Makamas Sutthacheep, Nguyen Van Long, Vo Si Tuan, Huang Hui, Jiansheng Lian, Put Ang, Jr., Apple Chui Pui Yi, Chao-Yang Kuo, Ming-Jay Ho, Chien-Hsun Chen, Hernyi Justin Hsieh, Ming-Shiou Jeng, Tung-Yun Fan, Chang-Feng Dai, Keryea Soong, Chaoluan Allen Chen, Tadashi Kimura, Takeshi Nakamura, Heung-sik Park, Sun Wook Kim, Abigail Alling, Hawthorne Beyer, Andy Cameron, Kitty Currier, Thomas Dallison, Orla Doherty, Henry Duffy, Dan Exton, Jan Freiwald, Manuel Gonzalez Rivero, Ove Hoegh-Guldberg, Carol Milner, Lorna Parry, Daniel Steadman, Chelsea Waters, 2021. Status and trends of coral reefs of the East Asian Seas region. In: Status of Coral Reefs of the World: 2020 (David Souter et al. eds.). Global Coral Reef Monitoring Network: 1-13.
  • Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Bùi Minh Tuấn, Phùng Văn Giỏi, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Văn Long, Thái Minh Quang, 2021. Nguồn giống một số loài thủy sản tại các bãi giống quan trọng khu vực biển ven đảo Cồn Cỏ và lân cận (Cửa Tùng, Cửa Việt). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tháng 11/2021: 170–180.
  • Nguyen Van Long, Mai Xuan Dat and Thai Minh Quang, 2021. Reef related fisheries resources, spawning and nursery grounds of target species in Quy Nhon bay, Binh Dinh province. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 21(4): 529-539. doi.org/10.15625/1859-3097/1644812.Mai Xuan Dat, Nguyen Van Long, Phan Thi Kim Hong and Hoang Xuan Ben, 2021. Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 21(4A): 153-172. doi.org/10.15625/1859-3097/16715
  • Mai Xuan Dat, Nguyen Van Long, Phan Thi Kim Hong and Hoang Xuan Ben, 2021. Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn
  • Phạm Quốc Huy và Nguyễn Văn Long, 2021. Thành phần loài và mật độ nguồn giống trứng cá – cá con ở một số khu vực trong vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 21(4): 519-527. doi.org/10.15625/1859-3097/15575
  • Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Văn Vũ, 2021. Đa dạng loài và hiện trạng một số hệ sinh thái tiêu biểu ở Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 21(2): 199-212. doi.org/10.15625/1859-3097/15063.
  • Nguyễn Văn Long và Tống Phước Hoàng Sơn, 2021. Biến động các sinh cư tiêu biểu ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 21(2): 187–197. doi.org/10.15625/1859-3097/15063.
  • Long Van Nguyen and Dat Xuan Mai, 2020. Reef fish fauna of Vietnam. Marine Biodiversity 50, Article number: 100. doi.org/10.1007/s12526-020-01131-2.
  • Nguyen V.L., Dao T.H., Mai X.D., Do T.C.T. and H.T. Nguyen, 2020. Spatial and seasonal distribution of recruitment and population connectivity of Lutjanus argentimaculatus among marine habitats in the World Biosphere Reserve of Cu Lao Cham-Hoi An. Russian Journal of Marine Biology, 46(3): 188-198. doi: 10.1134/S1063074020030098
  • Trần Văn Hướng, Đỗ Anh Duy, Nguyễn Văn Long và Thái Minh Quang, 2020. Hiện trạng đa dạng sinh học và mật độ cá rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chuyên đề Nghề cá biển, tháng 11/2020: 122-131.
  • Mai Xuân Đạt, Nguyễn Văn Long và Phan Thị Kim Hồng, 2020. Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 20(4A): 125-139.
  • Nguyễn Văn Chung, Ngô Mạnh Tiến và Nguyễn Văn Long, 2020. Nghiên cứu các đặc trung phân bố của truờng tốc dộ gió tại vùng biển đảo Lý Son, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 20(4A): 11-20.
  • Nguyễn Văn Long và Mai Xuân Đạt, 2020. Ðặc trung nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 20(1): 105-120. doi.org/10.15625/1859-3097/20/1/13553
  • Nguyễn Văn Long và Lê Ngọc Thảo, 2019. Bảo tồn các sinh cư ở vùng cửa sông Thu Bồn: Giải pháp quan trọng cho việc duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An. Tuyển tập báo cáo khoa học diễn đàn khoa học toàn quốc 2019: Sinh học biển và phát triển bền vững: 299-309.
  • Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Văn Long, 2019. Một số vấn đề khoa học liên quan quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững ở duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 19(4A): 251–258.
  • Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn Văn Long, Phan Kim Hoàng, Hoàng Xuân Bền và Mai Xuân Đạt, 2018. Đánh giá hiệu quả tại các mô hình doanh nghiệp tham gia quản lý rạn san hô vì mục đích du lịch sinh thái ở vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 18(4A): 73-80.
  • Nguyễn Văn Long và Mai Xuân Đạt, 2018. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy hải sản ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 18(4A): 115-128. doi: 10.15625/1859-3097/18/4A/9844
  • Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Văn Long, 2018. Đa dạng di truyền quần thể cá dìa công (Siganus guttatus) ở vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng dựa trên kết quả phân tích chuỗi ADN của vùng gen Cytochrome Oxidase I ADN ty thể. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 9(130): 92-95. https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/1180.
  • Hoàng Xuân Bền, Nguyễn Văn Long, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng và Thái Minh Quang, 2018. Đa dạng sinh học và đặc điểm quần xã sinh vật rạn san hô ở Khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 18(2): 150-160.
  • Trần Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Long, 2018. Thành phần loài, phân bố và mối quan hệ giữa quần xã cá bống với các yếu tố môi trường và sinh cư ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 18(2): 161-165.
  • Trần Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Long, 2017. Đặc điểm sinh sản cá Bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 17(4A): 169-176.
  • Mai Xuân Đạt và Nguyễn Văn Long, 2017. Thành phần loài và phân bố của họ cá mào gà (Blenniidae) trong vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 17(4A): 87-97.
  • Nguyễn Văn Long và Tống Phước Hoàng Sơn, 2017. Hiện trạng và biến động diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu trong vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 17(4): 469-479.
  • Vo Si Tuan and Nguyen Van Long, 2016. Comparative study on coral reef related fishery resources at the areas of Vietnam representative for the western South China Sea and eastern Gulf of Thailand. Proceedings of the 13th International Coral Reef Symposium, Honolulu, Hawaii 19-24 June 2016: 506-515.
  • Nguyễn Văn Long, Thái Minh Quang và Mai Xuân Đạt, 2016. Nguồn lợi và nguồn giống hải sản trong vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 16(4): 426-436. doi: 10.15625/1859-3097/16/4/7827
  • Nguyen Van Long, 2016. Slow recovery of coral reef fishes in Nha Trang Bay Marine Protected Area, South-Central Vietnam. Proceedings of the workshop on “Developing life-supporting marine ecosystems along with the Asia-Pacific coasts – A synthesis of physical and biological data for the science-based management and socio-ecological policy making”, Nha Trang, December 21-22/2015: 133-143.
  • Nguyễn Văn Long, 2016. Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 22: 111-125.
  • Phan Đức Ngại, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hứa Thái Tuyến và Nguyễn An Khang, 2016a. Đặc trưng nguồn lợi động vật đáy các vùng nước đầm miền Trung. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 16(1): 80-88.
  • Phan Đức Ngại, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long và Hứa Thái Tuyến, 2016b. Đặc trưng và biến động nguồn lợi động vật đáy thủy vực Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 16(3): 328-335.
  • Phan Đức Ngại, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hứa Thái Tuyến và Phan Thị Kim Hồng, 2015. Đặc trưng nguồn lợi động vật đáy đầm Đề Gi, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 15(4): 382-391.
  • Đỗ Thị Cát Tường và Nguyễn Văn Long, 2015. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ cá Bống trắng (Gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 21(2): 124-135.
  • Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn Văn Long và Võ Sĩ Tuấn, 2015. Hiện trạng, xu thế và khả năng phục hồi đa dạng sinh học rạn san hô ở vịnh Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 21(2): 176-187.
  • Nguyen Van Long and Vo Si Tuan, 2014. Status of coral reefs in the coastal waters of Viet Nam: 2014. In: Status of coral reefs of East Asian Seas Region: 2014 (Tadashi et al, eds.). Ministry of the Environment of Japan: 187-216.
  • Nguyen Van Long and Vo Si Tuan, 2014. Establishment and management of fisheries refugia in Phu Quoc Marine Protected Area. Journal of Marine Biological Association of India, 56(1): 41-45.
  • Nguyễn Văn Long và Phan Đức Ngại, 2014. Tiềm năng phát triển các khu duy trì nguồn giống thủy sản trong vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ. Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững lần thứ 2, Hải Phòng 25-26/11/2014: 439-448.
  • Phan Văn Mỹ, Nguyễn Văn Long và Nguyễn Thị Tường Vi, 2014. Hiện trạng và giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng biển ven bờ bán đảo Sơn Trà. Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững lần thứ 2, Hải Phòng 25-26/11/2014: 459-466.
  • Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn An Khang, Thái Minh Quang và Phan Thị Kim Hồng, 2014. Hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa – Tình trạng và giải pháp quản lý. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 20: 121-134.
  • Nguyen Van Long and Vo Si Tuan, 2013. Degradation trend of coral reefs in the coastal waters of Vietnam. Galaxea, Journal of Coral Reef Studies (Special Issue): 79-83.
  • Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn và Phan Kim Hoàng, 2013. Biến động độ phủ và khả năng thích ứng của của quần xã san hô sống ở Khu bảo tồn Biển Núi Chúa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên đề Hội nghị Khoa học toàn quốc Nghề cá Biển-tháng 12/2013: 218-223.
  • Nguyễn Văn Long và Đào Tấn Học, 2013. Đánh giá nguồn lợi tôm hùm giống vùng biển ven bờ Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Biển Đông 2012, Nha Trang 12-14/09/2012: 152-163.
  • Nguyễn Văn Long và Thái Minh Quang, 2013. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản trong đầm Nha Phu. Kỷ yếu Hội thảo Biển Đông 2012, Nha Trang 12-14/09/2012: 76-86.
  • Nguyễn Thành Huy và Nguyễn Văn Long, 2013. Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trên vùng triều Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Kỷ yếu Hội thảo Biển Đông 2012, Nha Trang 12-14/09/2012: 46-57.
  • Nguyễn Văn Long, 2013. Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 31-40.
  • Nguyễn Văn Long và Võ Sĩ Tuấn, 2012. Tình hình khai thác cá nhám/mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 12(4): 243-252.
  • Nguyen Van Long, 2012. Temporal dynamics of coral reef fish communities in Nha Trang Bay Marine Protected Area, South-Central Vietnam. Environmental Biology of Fishes, 93: 277-293. doi.10.1007/s10641-011-9913-0
  • Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng và Hứa Thái Tuyến, 2011. Xu thế biến động đa dạng sinh học rạn san hô ở khu bảo tồn biển Phú Quốc. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần V – Tiểu ban Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển: 40-45.
  • Karen Tun, Loke Ming Chou, Jeffrey Low, Thamasak Yeemin, Niphon Phongsuwan, Naneng Setiasih, Joanne Wilson, Affendi Yang Amri, Kee Alfian Abdul Adzis, David Lane, Jan-Willem van Bochove, Bart Kluskens, Nguyen Van Long, Vo Si Tuan and Edgardo Gomez, 2010. Regional overview on the 2010 coral bleaching event in Southeast Asia. In: Status of Coral Reefs in East Asian Seas Regions: 2010. Ministry of the Environment of Japan: 9-27.
  • Clive M. Jones, Nguyen Van Long, Dao Tan Hoc and Bayu Briyambodo, 2010. Exploitation of puerulus settlement for the development of tropical spiny lobster aquaculture in the Indo-West Pacific. Journal of Marine Biology Association of India, 52(2): 292-303.
  • Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng và Hứa Thái Tuyến, 2010. Hiện trạng, xu thế và dự báo biến động đa dạng sinh học rạn san hô vùng ven bờ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Tuyển tập Hội nghị khoa học Kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1975-2010. Tiểu ban Khoa học Công nghệ Biển: 285-292.
  • Nguyễn Văn Long, 2010. Sự thay đổi của quần xã cá rạn theo các kiểu hình thái rạn san hô. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 10(3): 77-87.
  • Nguyen Van Long and Dao Tan Hoc, 2009. Census of lobster seed captured from the central waters of Vietnam for aquaculture grow-out 2005-2008. In: Spiny lobster aquaculture in the Asia-Pacific region (Williams K.C., ed.). ACIAR Proceedings No. 132. Australian Centre for International Agricultural Research: 52-58.
  • Nguyễn Văn Long, 2009a. Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 9(3): 38-66.
  • Nguyễn Văn Long, 2009b. Phân vùng khu hệ cá rạn san hô biển Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: 104-114.
  • Karenne Tun, Chou Loke Ming, Thamasak Yeemin, Niphon Phongsuwan, Affendi Yang Amri, Nina Ho, Kim Sour, Nguyen Van Long, Cleto Nanola, David Lane and Yosephine Tuti, 2008. Status of coral reefs in Southeast Asia. In “Status of coral reefs of the world: 2008” (Wilkinson C., eds.). Global Coral Reef Monitoring Network and Reef and Rainforest Research Center, Townsville, Australia: 131-144.
  • Brian Stockwell and Nguyen Van Long, 2008. Reef fish stocks of the Northern Spratly Islands: A summary of the findings of JOMSRE-SCS III and JOMSRE-SCS IV. Proceedings of the Conference on the Results of the Philippines-Vietnam Joint Oceanographic and Marine Scientific Research Expedition in the South China Sea (JOMSRE-SCS I to IV), 26-29 March 2008, Ha Long City, Vietnam: 21-35.
  • Nguyen Van Long, Phan Kim Hoang, Hoang Xuan Ben and Brian Stockwell, 2008. Status of the marine biodiversity in the Northern Spratly Islands, South China Sea. Proceedings of the Conference on the Results of the Philippines-Vietnam Joint Oceanographic and Marine Scientific Research Expedition in the South China Sea (JOMSRE-SCS I to IV), 26-29 March 2008, Ha Long City, Vietnam: 11-20.
  • Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Nguyễn An Khang, Nguyễn Xuân Hòa và Hứa Thái Tuyến, 2008. Đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật rạn san hô vùng biển Phú Quốc. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia “Biển Đông-2007”, 12-14/9/2007, Nha Trang: 291-306.
  • Nguyen Van Long and Phan Kim Hoang, 2008. Distribution and factors influencing on structure of reef fish communities in Nha Trang Bay Marine Protected Area, South-Central Vietnam. Environmental Biology of Fishes, 82: doi.309-324. 10.1007/s10641-007-9293-7
  • Vo Si Tuan, Nguyen Huy Yet and Nguyen Van Long, 2007. National report on coral reefs in Vietnam. In “National reports on coral reefs in the coastal waters of the South China Sea” (UNEP, eds.). UNEP/GEF/SCS Technical Publication No. 11: 93-118.
  • Nguyen Van Long, Vo Si Tuan, Hoang Xuan Ben and Phan Kim Hoang, 2006. Conservation of marine biodiversity: a tool for sustainable management in Cu Lao Cham Islands, Quang Nam Province. Proceedings of the 10th International Coral Reef Symposium, Okinawa, Japan 28 June – 2 July 2004: 1249-1258.
  • Vo Si Tuan, Hoang Xuan Ben, Nguyen Van Long and Phan Kim Hoang, 2006. Coral reefs of Vietnam: Recent status and conservation perspectives. Proceedings of the 10th International Coral Reef Symposium, Okinawa, Japan 28 June – 2 July 2004: 1045-1054.
  • Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Văn Long, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Đức Ái, Phạm Bá Trung và Trần Quang Kiến, 2005. Hiện trạng cảnh quan và nguồn lợi cá rạn san hô khu vực quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 5(2): 25-38.
  • Vo Si Tuan, Nguyen Van Long, Hoang Xuan Ben and Phan Kim Hoang, 2004. Status of coral reefs in Vietnam. In “Status of Coral Reefs in East Asian Seas Region: 2004”. Global Coral Reef Monitoring Network, Ministry of the Environment, Japan: 95-112.
  • Vo Si Tuan, Lyndon DeVantier, Nguyen Van Long, Hua Thai Tuyen, Nguyen Xuan Hoa and Phan Kim Hoang, 2004. Species composition, community structure, status and management recommendations. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị khoa học “Biển Đông 2002”. Nhà Xuất bản Nông nghiệp: 649-690.
  • Nguyen Van Long, 2002. A transport of flounder larvae (Platichthys flesus L.) into the Mariager Fjord. Collection of Marine Research Works, 12: 243-258.
  • Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long và Trần Thị Hồng Hoa, 2001. Cá rạn san hô vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 2(1): 16-26.
  • Nguyen Van Long and Do Huu Hoang, 1998. Biological parameters of two exploited seahorse species in a Vietnamese fishery. Proceedings of the Third International Conference on the Marine Biology of the South China Sea: 449-464.
  • Nguyen Van Long, 1998. The occurrence and distribution of butterflyfishes (Pisces: Chaetodontidae) in the coastal waters of Vietnam. Proceedings of the Third International Conference on the Marine Biology of the South China: 143-150.
  • Nguyễn Văn Long và Nguyễn Hữu Phụng, 1997. Nguồn lợi cá rạn san hô xung quanh đảo Cù Lao Cau (tỉnh Bình Thuận). Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh học biển lần thứ I: 141-152.
  • Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1997b. Thành phần loài, nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của quần xã cá rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm. Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh học biển lần thứ I: 131-140.
  • Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1997a. Cá rạn san hô ở Côn Đảo. Tạp chí Sinh học 19: 8-15.
  • Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1996. Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô quần đảo An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Tuyển tập Nghiên cứu biển 7: 84-93.

Sách chuyên khảo

  • Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Văn Long, 2022. Sinh thái và tài nguyên rạn san hô biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 292 trang.
  • Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái Tuyến, 2008. Giám sát rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam: 1994-2007. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 108 trang.
  • Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết và Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, 212 trang.
  • Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Văn Long, 2003. Phương pháp nghiên cứu và giám sát rạn san hô. Trong: Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. Nhà Xuất bản Giao thông: 289-314.

Thông tin liên hệ

  • Điện thoại: 84.905083332
  • Email: longhdh@gmail.com