PHÒNG THỰC VẬT BIỂN

Giới thiệu

Phòng Thực vật biển là một đơn vị nghiên cứu khoa học xuất sắc thuộc Viện Hải dương học, với đội ngũ gồm 4 cán bộ, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 1 kỹ sư. Với sứ mệnh nghiên cứu và bảo tồn thực vật biển, phòng tập trung vào các hệ sinh thái đặc thù như rong biển, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Các nghiên cứu của phòng không chỉ làm sáng tỏ vai trò, chức năng của những hệ sinh thái này mà còn cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các nguồn lợi biển.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014, Phòng Thực vật biển đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và quốc tế, công bố hơn 45 bài báo trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, phòng đã ghi dấu ấn với gần 40 bài báo trên các tạp chí SCI, khẳng định vị thế hàng đầu trong nghiên cứu thực vật biển. Ngoài việc điều tra đa dạng sinh học và nguồn lợi, phòng còn chú trọng nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài thực vật biển có giá trị, góp phần vào việc tuyển chọn giống, di giống, phát triển nguồn lợi và ứng dụng trong công nghiệp cũng như bảo vệ môi trường.

Chức năng và nhiệm vụ

Phòng Thực vật biển có chức năng:

  • Điều tra nghiên cứu cơ bản về thực vật biển.
  • Nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật biển đặc thù: rong, cỏ biển, rừng ngập mặn, vai trò và chức năng của các hệ sinh thái này, cơ sở khoa học cho việc bảo vệ phục hồi chúng, nhằm mục đích duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn lợi và phát triển bền vững.
  • Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các đối tượng thực vật biển có giá trị, tuyển chọn giống và di giống nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc phát triển nguồn lợi, sử dụng chúng trong các lĩnh vực công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thành tích nổi bật

Trong 10 năm qua, Phòng Thực vật biển chủ trì 17 nhiệm vụ khoa học các cấp trong đó có 3 đề tài cấp quốc gia, 2 hợp phần thuộc đề án trọng điểm cấp VAST, 2 đề tài thuộc 8 hướng ưu tiên cấp VAST, một dự án hợp tác với Đức, và nhiều đề tài cấp cơ sở chọn lọc và cấp cơ sở. Các cán bộ phòng Thực vật biển đã xuất bản 38 công trình khoa học, trong đó 75% công trình thuộc danh mục Tạp chí quốc tế uy tín.

Về lĩnh vực nghiên cứu rong biển:

  • Phát hiện ra 2 loài rong biển mới cho khoa học: Phyllymenia nhatrangensis Nguyen,Liao et Lin và Meristotheca lysonensis Nguyen, Nguyen, Kittle et McDermid.
  • Nhiều loài rong biển ghi nhận mới cho khu hệ rong biển Việt Nam bao gồm Zellera tawallina, Grateloupia yangjiangensis, Halymenia malaysiana, Phyllymenia taiwanensis, P. huangie, Dictyota hauckiana, D. grossdentata.
  • Đa dạng gen hai loài rong lục thuộc chi Caulerpa, và một loài rong đỏ Halymenia malaysiana.

Về lĩnh vực nghiên cứu cỏ biển:

    • Phát hiện loài cỏ biển Halophila major là ghi nhận mới ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Đây là loài trước đây định danh nhầm là H. ovalis trong thời gian dài ở các quốc gia trên.
    • Xác định mức độ đa dạng gen, liên kết quần thể và dòng gen giữa các quần thể cỏ biển Thalassia hemprichii và Enhalus acoroides phía Biển Đông và Tây Việt Nam.
    • Đã số hóa các thảm cỏ biển ven bờ và các đảo xa bờ của Việt Nam, ước tính diện tích cỏ biển ở Việt Nam khoảng 1.563.400 km2.

Về lĩnh vực nghiên cứu rừng ngập mặn:

  • Trồng phục hồi các quần thể cây ngập mặn tại đầm Thủy Triều, Khánh Hòa
  • Nuôi cấy in-vitro loài Cóc đỏ Lumnitzera littorea quý hiếm, và trồng phục hồi tại đầm Thủy Triều, Khánh Hòa.

Đội ngũ cán bộ

Phòng Vật lý biển gồm 04 cán bộ khoa học, trong đó:

  • 01 Tiến sỹ
  • 02 Thạc sỹ
  • 01 Kỹ sư

Thông tin chi tiết các cán bộ

Tin tức hoạt động của phòng

Sorry, we couldn't find any posts. Please try a different search.